Hiện trạng và luật phát tờ rơi
Nhiều bạn trẻ chọn công việc phát tờ rơi để kiếm thêm thu nhập cho bản thân nhưng không hiểu rằng nếu như bị lực lượng chức năng “hỏi thăm” bạn có thể mất tiền oan vì công việc đơn giản.
Hiện trạng, phát tờ rơi tại Thủ đô
Người dân thành phố rất bức xúc với tình trạng quảng cáo, rao vặt bằng tờ rơi hoặc dán không đúng nơi quy định và kiến nghị các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc.
Các cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) kể có lần đội tuần tra độc lập dân quân tự vệ phường bắt quả tang một đối tượng đang lén lút dán quảng cáo, rao vặt dịch vụ rút hầm cầu lúc 3 giờ sáng. Đối tượng này khai nhận có 8 người chia nhiều hướng khác nhau để dán quảng cáo. Tích cực đấu tranh khai thác và truy nóng từ 3 – 5 giờ sáng, đội bắt được 5 đối tượng đi dán quảng cáo, rao vặt, nhưng không thể bắt được người thuê nhóm đối tượng này. Phường đã tạm giữ hàng chục tờ giấy dán quảng cáo, 2 xe máy và 1 điện thoại di động mà các đối tượng trên sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, đồng thời xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng/người. Nhưng hầu hết những đối tượng này đều nghèo, không có việc làm nên cả tháng sau vẫn chưa đến nộp phạt và lấy xe máy về.
Theo tìm hiểu của phóng viên tại một số phường, những đối tượng đi dán quảng cáo, rao vặt, phát tờ rơi thường là học sinh, sinh viên, trẻ em, người nghèo, các cơ quan chức năng chỉ lập biên bản, thu giữ tang vật, vật dụng hành nghề rồi phải cho về, vì số tiền xử phạt (dưới 2 triệu đồng đối với cấp phường và trên 2 triệu đồng đối với cấp quận) quá lớn so với thu nhập, tài sản của họ. Trong khi đó, việc đấu tranh, khai thác những đối tượng này để truy tìm, xử lý chính chủ dịch vụ và thuê họ đi dán, phát tờ rơi quảng cáo, rao vặt không đúng quy định rất khó khăn.
Theo Sở VH-TT&DL, xử phạt quảng cáo, rao vặt không đúng quy định đã được quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Theo đó, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo số điện thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định; viết, vẽ, dán, quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường. Nếu tái phạm, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, tại Công văn số 2371 ngày 18-6-2013, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL thừa nhận: “Quy định về xử phạt đã đủ sức răn đe nhưng công tác xử lý chưa đạt kết quả, còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do các đối tượng vi phạm thường không đủ điều kiện về tài chính để thi hành quyết định. Đối tượng được thuê thực hiện dán, phát tờ rơi quảng cáo, rao vặt thường ở tuổi vị thành niên, chủ yếu là lao động ngoại tỉnh, nơi cư trú và tạm trú không rõ ràng. Khi bị bắt, những đối tượng này từ chối quanh co, không xác định được đối tượng đã thuê và chủ nhân của các quảng cáo, rao vặt vi phạm”.
Sở VH-TT&DL đã đề xuất giải pháp đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện và ban ngành liên quan tăng cường thực hiện nhiệm vụ đã được phân công trong Chỉ thị số 32 ngày 13-11-2006 của UBND thành phố về việc ngăn chặn, xóa bỏ các hình thức quảng cáo rao vặt sai quy định. Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND xã, phường tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ý thức tự quản của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc giữ gìn, làm sạch và đẹp môi trường, cảnh quan trên địa bàn phường. Các xã, phường tăng cường quản lý, giám sát hiệu quả, vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị thường xuyên ra quân “Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp” để bóc gỡ, tẩy xóa, thu gom các tờ quảng cáo, rao vặt dán trên cột điện, tường rào, các vật thể trước nhà và trên địa bàn để trả lại nét đẹp cảnh quan môi trường đô thị.
Giải đáp những thắc mắc về quy định phát tờ rơi, treo băng rôn
Câu 1: Hành vi phát tờ rơi, treo băng rôn bừa bãi ngoài đường có bị xử phạt hay không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin có quy định mức phạt đối với hành vi Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí quảng cáo
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với mỗi áp – phích, tờ rơi, tờ gấp quảng cáo không đúng nơi quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi băng – rôn quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.”
Câu 2: Hành vi viết số điện thoại, dán quảng cáo bừa bãi trên gốc cây, tường cơ quan, nhà dân… thì bị xử lý ra sao?
Khoản 3 Điều 50 Nghi định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về xử phạt vi phậm hành chính trong họa động văn hóa thông tin có quy định mức phạt đối với hành vi viết số điện thoại, dán quảng cáo bừa bãi trên gốc cây, tường cơ quan, nhà dân,…
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của cơ quan nhà nước;
b) Quảng cáo số điện thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định; viết, vẽ, quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường.
Câu 3: Hành vi địa chỉ giấy phép một nơi, treo biển quảng cáo một nơi thì có bị phạt không?
Khoản 4, 5 Điều 50 Nghi định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về xử phạt vi phậm hành chính trong họa động văn hóa thông tin có quy định mức phạt đối với hành vi trên.
Khoarn4: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Treo, dựng, đặt, gắn bảng, biển quảng cáo không đúng địa điểm, vị trí đã quy định trong giấy phép;
b) Treo, dựng, đặt, gắn bảng, biển quảng cáo trong hành lang an toàn giao thông, phạm vi bảo vệ công trình giao thông, lưới điện, công trình viễn thông, đê điều gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn lưới điện, công trình viễn thông, đê điều.
Khoản 5: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo tại địa điểm cấm quảng cáo.